f biến thiên Điện áp hiệu dụng trên cuộn dây

Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều $u=U_{o}\cos \omega t$ ( $U_{o}$ không đổi,$\omega $ thay đổi đc ) vào hai đầu đoạn mạch RLC (cuộn dây thuần cảm). Khi $\omega =\omega _{1}$ thì điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử R, L, C lần lượt là $U_{R}=100V;U_{L}=25V;U_{C}=100V$. Khi $\omega =2\omega _{1}$ thì điện áp hiệu dụng trên cuộn dây là
A. 125V
B. 50,5V
C. 101V
D. 62,5V
 
Đặt điện áp xoay chiều $u=U_{o}\cos \omega t$ ( $U_{o}$ không đổi,$\omega $ thay đổi đc ) vào hai đầu đoạn mạch RLC (cuộn dây thuần cảm). Khi $\omega =\omega _{1}$ thì điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử R, L, C lần lượt là $U_{R}=100V;U_{L}=25V;U_{C}=100V$. Khi $\omega =2\omega _{1}$ thì điện áp hiệu dụng trên cuộn dây là
A. 125V B. 50,5V C. 101V D. 62,5V
U=125V
R=ZC1=2ZC2;
R=4ZL1=2ZL2;
Suy ra ZL2=ZC2, mạch công hưởng, UR=U=125;
UL2=1/2UR=62,5V.
 
Bạn có thể nói chi tiết hơn tí đc không ạ, phần tử biến thiên mình kém lắm :'( TKS!
Cái đặc biệt của f biến thiên là giá trị R không đổi nhưng U thay đổi, vì thế việc tính giá trị U thường quy về tính Z thông qua việc chuẩn hóa số liệu, lập tỉ số, vv đối với R
 

Quảng cáo

Back
Top