f biến thiên Tính f1, f2, f0

zlatan.football

New Member
Bài toán
Mạch RLC nối tiếp, U=const, f biến thiên.
Khi f=f1, Uc=U, P=50% Pmax
Khi f=f2=f1+100Hz, UL=U
Tính f1, f2, f0
 
Mạch RLC nối tiếp, U=const, f biến thiên.
Khi f=f1, Uc=U, P=50% Pmax
Khi f=f2=f1+100Hz, UL=U
Tính f1, f2, f0.
$f_1: Z_{C_1}=Z; \cos \varphi =\dfrac{\sqrt{2}}{2}\Rightarrow \tan \varphi =-1$(giả sử Zc>ZL)
từ đây suy ra $Z_{C_1}=R\sqrt{2}; Z_{L_1}=R\left(\sqrt{2}-1\right); LC\omega _{1}^2=\dfrac{2-\sqrt{2}}{2}$ và $LC=R^2\left(2-\sqrt{2}\right)$(1)
$f_2: Z_{L_2}=Z; thay \left(1\right) vào ta được:
LC\omega _{2}^2=2+\sqrt{2}$.
Lúc này lập tỉ số và có f2=f1+100Hz suy ra dc f1=41,42Hz; f2=141,42Hz.
F0 la f công hưởng nên $LC\omega _{0}^2=1$.
Lúc này bạn lập tỉ số lần nữa với f1 hoặc f2 suy ra f0=76,53Hz
 
Tại sao lại giả sử Zc>ZL bạn, vì nếu Zc<ZL thì lại ra kết quả khác?
Bài toán này đc phát triển từ bài f=f1 thì Uc max, f=f2 thì UL max, khi đó ta biết trc mạch có tính dung kháng hay cảm kháng còn bài này thì không, với lại f1 f2 lên hệ với nhau như thế nào nữa.
 
Chú ý là $P=\dfrac{U^2}{R}\cos \varphi ^2$
Mình sẽ sử dụng pp chuẩn hóa.
Khi $f=f_1$
$Z_C=1, Z_L=n, Z=1\rightarrow \cos \varphi =\dfrac{1}{\sqrt{2}}=\dfrac{R}{Z}\rightarrow R=\dfrac{1}{\sqrt{2}}$​
$\rightarrow n=\dfrac{\sqrt{2}+2}{2} , n=\dfrac{2-\sqrt{2}}{2} $
Khi $f=f_2=kf_1=f_1+100Hz$
$Z_C=\dfrac{1}{k}, Z_L=nk, Z=nk, R=\dfrac{1}{\sqrt{2}} $​
$\rightarrow k\approx 0,5857, k\approx 3,144$
Tìm được 2 giá trị của n tương ứng với 2 giá trị của k, bình thường trong những bài kiểu này, người ta sẽ cho điều kiện của f để loại nghiệm hoặc hỏi giá trị có thể của f thôi :3
 
Tại sao lại giả sử Zc>ZL bạn, vì nếu Zc<ZL thì lại ra kết quả khác?
Bài toán này đc phát triển từ bài f=f1 thì Uc max, f=f2 thì UL max, khi đó ta biết trc mạch có tính dung kháng hay cảm kháng còn bài này thì không, với lại f1 f2 lên hệ với nhau như thế nào nữa.
Ở chỗ lập tỉ số đó bạn, ta dc f1/f2 =....
Còn trường hợp ZL>ZC thì bạn cứ tính và có kết quả thì bạn so sánh với đáp án của bài cho để tìm giá trị phù hợp.
Cách làm của gờ i ghi cũng tương tự như thế, bạn có thể làm cả 2 cách và so sánh đáp án nhé.:):)
 
Cảm ơn mọi người, nay thày chữa cách khác khá hay. Ta sẽ chứng minh đc trong TH Uc=U thì mạch có tính dung kháng, tương tự với UL=U.
Tỉ số f1/f2=ZL1/ZL2=ZL1/ZC1. Như vậy chỉ cần tính ZL, ZC theo R ta sẽ tính đc f1, f2, f0, fc, fl
 
Cảm ơn mọi người, nay thày chữa cách khác khá hay. Ta sẽ chứng minh đc trong TH Uc=U thì mạch có tính dung kháng, tương tự với UL=U.
Tỉ số f1/f2=ZL1/ZL2=ZL1/ZC1. Như vậy chỉ cần tính ZL, ZC theo R ta sẽ tính đc f1, f2, f0, fc, fl
Bạn có thể post hộ cách giải của bạn dc không.
Tại mình thấy cái f1/f2 của bạn cứ hao hao 2 giá trị f để I1=I2, P1=P2, cosp1=cosp2,....
 
Last edited:
Bạn có thể post hộ cách giải của bạn dc không.
Tại mình thấy cái f1/f2 của bạn cứ hao hao 2 giá trị f để I1=I2, P1=P2, cosp1=cosp2,....
Mình post không quen nên hơi khó với lại bài khá dài, bước đầu vẫn tính ZL, ZC theo R.
Bài toán này đc phát triển từ bài f=f1 thì Ucmax, P=... pmax
f=f2=f1+... hz thì ULmax
Nếu bạn làm nhiều sẽ biết khi Ucmax với khi ULmax thì Zc của trường hợp 1 bằng ZL trường hợp 2. Như vậy ta sẽ tính đc ZL của cả 2 trường hợp khi Ucmax và ULmax, chia 2 Z này cho nhau triệt tiêu L thì đc tỷ số w chính là tỉ số f. Từ đó tính đc các f.
Còn với bài toán này Uc=U và UL=U ta cũng sẽ chứng minh đc ZL1=ZC2, ZC1=ZL2
lập tỷ số tương tự, chỉ có biểu thức tính ZL, ZC theo R là khác. Từ đó ta tính đc f1, f2, f0, fc, fl
 
Cách làm của bạn thì đúng rồi, mình cũng ra kết quả đó nhưng lập tỷ số f1/f2=ZL1/ZL2 nhanh hơn rất nhiều so với việc biến đổi toán học kia, vào phòng thi chỉ cần tính các Z theo R là xong.
Còn 1 bài toán nhỏ nữa là khi f=fc Ucmax, f=f1 thì Uc=U. Ta sẽ tính đc fc=f1/căn2
khi f=fl UL max, f=f2 thì UL=U, tính đc fl=f2 x căn 2
f1. F2=fc. Fl=fo. Fo
Bài trên phải sử dụng kết quả này để tính các f.
 

Quảng cáo

Back
Top