Vị trí hai vật lại gặp nhau lần đầu tiên có tọa độ là

Feel Again

New Member
Bài toán
Cho hai vật dao động điều hòa trên cùng một trục tọa độ Ox, có cùng vị trí cân bằng là gốc O và có cùng biên độ $10\sqrt{2} cm$ và với chu kỳ lần lượt là $T_1=2,6 s$ và $T_2 = 2 s$. Tại thời điểm ban đầu, vật thứ nhất chuyển động nhanh dần qua li độ $-5\sqrt{2} cm$, vật thứ hai chuyển động chậm dần qua li độ $10 cm$. Vị trí hai vật lại gặp nhau lần đầu tiên có tọa độ là:
A. $10 cm$
B. $13,66 cm$
C. $-5\sqrt{2} cm$
D. $5\sqrt{2} cm$
 
Bài toán
Cho hai vật dao động điều hòa trên cùng một trục tọa độ Ox, có cùng vị trí cân bằng là gốc O và có cùng biên độ $10\sqrt{2} cm$ và với chu kỳ lần lượt là $T_1=2,6 s$ và $T_2 = 2 s$. Tại thời điểm ban đầu, vật thứ nhất chuyển động nhanh dần qua li độ $-5\sqrt{2} cm$, vật thứ hai chuyển động chậm dần qua li độ $10 cm$. Vị trí hai vật lại gặp nhau lần đầu tiên có tọa độ là:
A. $10 cm$
B. $13,66 cm$
C. $-5\sqrt{2} cm$
D. $5\sqrt{2} cm$
Lời giải

Bài này khó nhỉ làm sao để chuyển các dự kiến chu kỳ và li độ qua về phương trình chuyển động nhanh và chậm dần khi nó chưa cho gia tốc. Mà giá tốc này khác nhau chứ.
 
E làm kiểu như vậy tìm thời điểm đầu tiên 2 vật gặp nhau
phương trình dao động 1: $10\sqrt{2}\cos \left(\dfrac{10\pi }{13}t-\dfrac{2\pi }{3}\right)$
phương trình dao động 2: $10\sqrt{2}\cos \left(\pi t-\dfrac{\pi }{4}\right)$
rồi giao lại giải phương trình tìm t nhưng mà ra số xấu quá không có đáp án không bik sai chỗ nào :sad:
 
Last edited:
E làm kiểu như vậy tìm thời điểm đầu tiên 2 vật gặp nhau
phương trình dao động 1: $10\sqrt{2}\cos \left(\dfrac{10\pi }{13}t-\dfrac{2\pi }{3}\right)$
phương trình dao động 2: $10\sqrt{2}\cos \left(\pi t-\dfrac{\pi }{4}\right)$
rồi giao lại giải phương trình nhưng mà số xấu quá không có đáp án không bik sai chỗ nào :sad:
Giải kĩ cái đoạn chuyển động nhanh đần và chậm dần biết đổi qua phương trình đi bạn hơi tắt đó mà phải xét chiều của nó đi av>0, av<0. Thế cuối cùng có ra kết quả không bạn, khoai.@@
 
Giải kĩ cái đoạn chuyển động nhanh đần và chậm dần biết đổi qua phương trình đi bạn hơi tắt đó mà phải xét chiều của nó đi av>0, av<0. Thế cuối cùng có ra kết quả không bạn, khoai.@@

Nhanh dần đều cho biết vật đang đi theo chiều dương từ biên âm đến vị trí cân bằng
Chậm dần đều: Vật đi theo chiều dương từ vị trí cân bằng đến biên dương
$T_1=2,4s$
Giải bình thường đáp án A. nhé.
 

Quảng cáo

Back
Top