Khoảng thời gian từ lúc dao động đến khi lò xo không biến dạng lần đầu tiên bằng

Bài toán
Một con lắc lò xo dao động dọc theo trục của lò xo trên mặt phẳng nằm ngang gồm vật nặng có khối lượng $m=100g$, lò xo có độ cứng $k=10 \ \text{N}/\text{m}$, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là $\mu =0,1$. Kéo vật nặng đến vị trí lò xo dãn $5cm$ rồi thả nhẹ. Lấy $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right)$. Khoảng thời gian từ lúc dao động đến khi lò xo không biến dạng lần đầu tiên bằng:
A. $0,1571s$
B. $10,4476s$
C. $0,1835s$
D. $0,1823s$
 
Một con lắc lò xo dao động dọc theo trục của lò xo trên mặt phẳng nằm ngang gồm vật nặng có khối lượng $m=100g$, lò xo có độ cứng $k=10 \ \text{N}/\text{m}$, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là $\mu =0,1$. Kéo vật nặng đến vị trí lò xo dãn $5cm$ rồi thả nhẹ. Lấy $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right)$. Khoảng thời gian từ lúc dao động đến khi lò xo không biến dạng lần đầu tiên bằng:
A.$0,1571s$
B.$10,4476s$
C.$0,1835s$
D.$0,1823s$
Lời giải
Bài này dễ lắm bạn ui...
Độ giảm biên độ sau 1/2 chu kì $\Delta A=\dfrac{2\mu mg}{k}=2cm$
Vậy là trong nửa chu kì đầu hành trình của vật là 8cm. Vậy vật coi như dao động quanh vị trí giữa của hành trình cách vị trí ban đầu 8/2=4cm(gọi đó là vtcb mới $O_1$). Quan sát trên đường tròn lượng giác sẽ thấy để đi đên vị trí lò xo không biến dạng O thì nó phải đi qua vtcb mới $O_1$ 1cm.
IMG_20150801_102630.jpg

Chu kì $T=2\pi \sqrt{\dfrac{m}{k}}=0,628$s. Từ vị trí thả tới vtcb mới $O_1$ là T/4=0,157s. Góc quay tới vị trí không giãn là $\hat {MO_1M_1}=arc\sin {\dfrac{1}{4}}={14,48}^0$. Do vậy thời gian từ vtcb mới đến vị trí lò xo không biến dạng O là $\Delta t=\dfrac{14,47}{360}T=0.0253s$ vậy $t=0,157+0,0253\approx 0,1823$s. Chọn D.
 
Last edited:
Thầy ơi chỉ cho em cách vẽ đường tròn trên này đi
thỉnh thoảng gặp bài cần vẽ nhưng không biết nên khá nản=P~
 

Quảng cáo

Back
Top