Hộp đen Giá trị của R gần giá trị nào nhất sau đây ?

anhhungvie

Active Member
Bài toán
Điện áp $u=U\sqrt{2}\cos \left(100\pi t+\varphi \right)$ vào hai đầu mạch AB (AM chưa hộp kín X và R, MB chứa hộp kín Y). Các hộp kín chỉ chứa 1 trong các phần tử điện trở thuần, cuộn cảm thuần L, tụ điện C. Trong đó, hộp X là một trở kháng cố định có $Z_X=150\Omega $. Hộp Y là một cuộn cảm có L thay đổi được hoặc tụ điện thay đổi được C. Khi thay đổi $Z_Y=Z_{1Y}>0$ thì với mọi giá trị của R hệ số công suất mạch AB không thay đổi và cường độ dòng điện qua mạch là $I_1$ (A) Khi thay đổi $Z_Y=Z_{2Y}$ thì điện áp đoạn mạch AM không phụ thuộc vào R và cường độ dòng điện qua mạch là $I_2=\dfrac{I_1}{3}\left(A\right)$ Giá trị của R gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 53
B. 89
C. 25
D. 117
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Bài toán
Điện áp $u=U\sqrt{2}\cos \left(100\pi t+\varphi \right)$ vào hai đầu mạch AB (AM chưa hộp kín X và R, MB chứa hộp kín Y). Các hộp kín chỉ chứa 1 trong các phần tử điện trở thuần, cuộn cảm thuần L, tụ điện C. Trong đó, hộp X là một trở kháng cố định có $Z_X=150\Omega $. Hộp Y là một cuộn cảm có L thay đổi được hoặc tụ điện thay đổi được C. Khi thay đổi $Z_Y=Z_{1Y}>0$ thì với mọi giá trị của R hệ số công suất mạch AB không thay đổi và cường độ dòng điện qua mạch là $I_1$ (A) Khi thay đổi $Z_Y=Z_{2Y}$ thì điện áp đoạn mạch AM không phụ thuộc vào R và cường độ dòng điện qua mạch là $I_2=\dfrac{I_1}{3}\left(A\right)$ Giá trị của R gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 53
B. 89
C. 25
D. 117
Khi $Z_{Y}=Z_{1Y}$ công suất mạch không đổi với mọi R nên có hiện tượng cộng hưởng nên X chứa L, Y chứa C(or ngược lại)
$I_{1}=\dfrac{U}{R}$
Khi $U_{aM}$ không phụ thuộc R thì $Z_{Y}=2Z_{X}=300\left(\Omega \right)$
$I_{2}=\dfrac{I_{1}}{3}=\dfrac{U}{3R}=\dfrac{U}{\sqrt{R^{2}+\left(300-150\right)^{2}}}\rightarrow R=53$
 

Quảng cáo

Back
Top