Giá trị chu kì T của con lắc là?

Hải Quân

Active Member
Câu hỏi

Bài toán
Một con lắc đơn gồm dây dài l, vật nhỏ khối lượng $m=100 \ \text{g}$ tích điện $q=2.10^{−5}C$ dao động điều hòa tại nơi có vecto cường độ điện trường E theo phương ngang với chu kì T. Lấy g=10( m/s2), bỏ qua ma sát và lực cản không khí. Nếu điều chỉnh điện trường sao cho E quay trong mặt phẳng thắng đứng chứa nó một góc $30^0$ so với ban đầu, còn độ lớn không đổi thì chu kì dao động điều hòa bằng 1,978s hoặc 1,137s. Giá trị chu kì T của con lắc là:
A. 1,318s
B. 1,567s
C. 1,329s
D. 1,394s

* Một bạn đã giải thư thế này:
Đây bạn:
$T=2\pi \sqrt{\dfrac{l}{\sqrt{g^2+\left(\dfrac{F}{m}\right)^2}}}$
$T_1=2\pi \sqrt{\dfrac{l}{\sqrt{g^2+\left(\dfrac{F}{m}\right)^2-2g\dfrac{F}{m}.\cos 120^{o}}}}$
$T_2=2\pi \sqrt{\dfrac{l}{\sqrt{g^2+\left(\dfrac{F}{m}\right)^2-2g\dfrac{F}{m}.\cos 60^{o}}}}$

* Em thắc mắc khi cho E quay $30^0$ nghĩa là sao ạ, tại sao bạn ấy lại áp dụng cái trong căn ấy ạ và 2 góc trong căn lại có liên quan gì đến góc $30^0$ ạ?
 
upload_2015-6-20_18-18-32.png

góc FKI=$30^0$
sau đó dùng định lí côsin để tìm G'. Trường hợp sau tương tự:D
 

Quảng cáo

Back
Top