Giá trị của độ tự cảm lúc đó là?

Hải Quân

Active Member
Bài toán
Đặt hiệu điện thế xoay $u=U_0\cos \left(100\pi t+\varphi \right)V$ vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp theo thứ tự gồm $R_1 , R_2$ và cuộn thuần cảm có độ tự cảm $L$ thay đổi được. Biết $R_1=2R_2=200\sqrt{3}\Omega .$ Điều chỉnh $L$ cho đến khi hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu đoạn mạch chứa $R_2$ và $L$ lệch pha cực đại so với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch. Giá trị của độ tự cảm lúc đó là:
A. $\dfrac{1}{\pi }$ H
B. $\dfrac{3}{\pi }$ H
C. $\dfrac{4}{\pi }$ H
D. $\dfrac{2}{\pi }$ H
 
Bài toán
Đặt hiệu điện thế xoay $u=U_0\cos \left(100\pi t+a\right)V$ vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp theo thứ tự gồm $R_1 , R_2$ và cuộn thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Biết $R_1=2R_2=200\sqrt{3}\Omega .$ Điều chỉnh L cho đến khi hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu đoạn mạch chứa $R_2$ và L lệch pha cực đại so với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch. Giá trị của độ tự cảm lúc đó là:
A. $\dfrac{1}{\pi H}$
B. $\dfrac{3}{\pi H}$
C. $\dfrac{4}{\pi H}$
D. $\dfrac{2}{\pi H}$
Bài này dễ mà bạn(Lưu ý là các góc ở đây đều biến đối thuận với hàm Tan, tức là góc lớn thì tan sẽ lớn)
Ta có

$\tan \left(\varphi_1-\varphi\right)=......=\dfrac{2. Z_L. R_2}{3R_2^2+Z_L^2}$

Ap dụng bất đẳng thức Cosi cho mẫu ta được ngay $Z_L=\sqrt{3}.R_2$
 
Bài này dễ mà bạn(Lưu ý là các góc ở đây đều biến đối thuận với hàm Tan, tức là góc lớn thì tan sẽ lớn)
Ta có

$\tan \left(\varphi_1-\varphi\right)=......=\dfrac{2. Z_L. R_2}{3R_2^2+Z_L^2}$

Ap dụng bất đẳng thức Cosi cho mẫu ta được ngay $Z_L=\sqrt{3}.R_2$
* A ơi, e xem mãi mà vẫn không hiểu, a giải cụ thể ra hộ e chút xíu được không> ạ?
 

Quảng cáo

Back
Top