Khi đó dòng điện qua mạch có biểu thức:

anhhungvie

Active Member
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều $u=120\sqrt{2}\cos _100\pi t\left(V\right)$, vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp $LC>\dfrac{10^{-4}}{\pi ^2}$, Khi điều chỉnh R thì thấy có hai giá trị của biến trở là $R_1=18\Omega $ và $R_2=8\Omega $ thì công suất tiêu thụ của mạch là như nhau. Khi công suất tiêu thụ trên mạch đạt cực đại thì điện trở của biến trở là $R_3$, khi đó dòng điện qua mạch có biểu thức:
A. $i_3=5\sqrt{2}\cos \left(100\pi t+\dfrac{\pi }{4}\right)$
B. $i_3=10\cos \left(100\pi t+\dfrac{\pi }{4}\right)$
C. $i_3=10\cos \left(100\pi t-\dfrac{\pi }{4}\right)$
D. $i_3=10\sqrt{2}\cos \left(100\pi t-\dfrac{\pi }{4}\right)$
 
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều $u=120\sqrt{2}\cos _100\pi t\left(V\right)$, vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp $LC>\dfrac{10^{-4}}{\pi ^2}$, Khi điều chỉnh R thì thấy có hai giá trị của biến trở là $R_1=18\Omega $ và $R_2=8\Omega $ thì công suất tiêu thụ của mạch là như nhau. Khi công suất tiêu thụ trên mạch đạt cực đại thì điện trở của biến trở là $R_3$, khi đó dòng điện qua mạch có biểu thức:
A. $i_3=5\sqrt{2}\cos \left(100\pi t+\dfrac{\pi }{4}\right)$
B. $i_3=10\cos \left(100\pi t+\dfrac{\pi }{4}\right)$
C. $i_3=10\cos \left(100\pi t-\dfrac{\pi }{4}\right)$
D. $i_3=10\sqrt{2}\cos \left(100\pi t-\dfrac{\pi }{4}\right)$
Lời giải

Ta có: $I_0=\dfrac{U_0}{Z}=\dfrac{U_0}{\sqrt{2R_1.R_2}}=10$
Mặt khác $LC>\dfrac{10^{-4}}{\pi ^2} \Rightarrow Z_L>Z_C$, mạch có tính cảm
Vậy suy ra $i_3=10\cos \left(100\pi t-\dfrac{\pi }{4}\right)$
Đáp án C.
 

Quảng cáo

Back
Top