Tính công suất?

CảnhLê

New Member
Bài toán
Cho đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần $R = 60 \Omega $ , tụ điện C và cuộn dây có độ tự cảm thay đổi được theo đúng thứ tự trên. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều $u=100\sqrt{2}\cos \left(100\pi t\right)$ (V). Khi thay đổi độ tự cảm của cuộn dây tới giá trị cảm kháng của cuộn dây là $30 \Omega $ thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch có giá trị lớn nhất, đồng thời $u_{RC}$ vuông pha với $u_{d}$. Công suất lớn nhất này bằng?
A. 432W
B. 192W
C. 576W
D. 216W

Mình tìm được $r= 15\Omega $ rồi áp dụng công thức $P = \dfrac{U^{2}}{\left(R+r\right)} = 133,33 \left(W\right)$ mà không biết sai chỗ nào...
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Cho đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần $R = 60 \Omega $ , tụ điện C và cuộn dây có độ tự cảm thay đổi được theo đúng thứ tự trên. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều $u=100\sqrt{2}\cos \left(100\pi t\right)$ (V). Khi thay đổi độ tự cảm của cuộn dây tới giá trị cảm kháng của cuộn dây là $30 \Omega $ thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch có giá trị lớn nhất, đồng thời $u_{RC}$ vuông pha với $u_{d}$. Công suất lớn nhất này bằng?
A. 432W
B. 192W
C. 576W
D. 216W

Mình tìm được $r= 15\Omega $ rồi áp dụng công thức $P = \dfrac{U^{2}}{\left(R+r\right)} = 133,33 \left(W\right)$ mà không biết sai chỗ nào...
Cách làm của bạn đúng tuy nhiên đề bài cho sai chỗ $u$ rồi, đề đúng phải cho $u=120\sqrt{2}\cos \left(\omega t-\dfrac{\pi }{3}\right)\left(V\right)$. Như vậy sau khi chỉnh đề ta chọn được đáp án B.
 

Quảng cáo

Back
Top